Cây trúc nhật còn được gọi bằng một số tên khác như Trúc Nhật Xanh, Trúc Nhật Đốm, Phất Dụ Trúc Lang hay Trúc Phất Dụ. Tên khoa học: Dracaena surculosa punctulata, phần lớn có nguồn gốc từ châu Phi, với một số ít ở miền nam châu Á và một số ở nhiệt đới Trung Mỹ.Đặc điểm của cây Trúc Nhật
Cây Trúc Nhật cao khoảng 0,5m đến 1m, mọc thành bụi do đẻ nhánh liên tục, lá thuôn tròn dài, trông như lá tre, nhưng mềm mại và bóng hơn, đầu lá nhọn, có các đốm nhỏ màu trắng nằm rãi rác trên phiến lá đặc biệt có dải màu trắng lớn ở giữa phiến lá, gốc có cuống rất ngắn gần như chỉ có bẹ nhỏ. Cây có dáng mảnh mai, thanh nhã rất sang trọng, cụm hoa trúc nhật có dạng chùm dài, cuống chung vươn ra cứng, mang hoa ở đỉnh. Hoa nhỏ, quả mọng tròn màu đỏ hay vàng.
Cây có nhiều mẫu đa dạng: Trúc Nhật lá đốm, Trúc Nhật lá sọc, Trúc lưng rùa, Thủy Trúc…
Ý nghĩa của cây Trúc Nhật
Cây Trúc Nhật là biểu tượng của người quân tử, tuy cứng mà vẫn mềm mại, ngoài ra cây còn tượng trưng cho sự mảnh mai, thanh nhã.
Cây Trúc ngụ ý trời đất trường xuân, từ “Trúc” gần âm với từ “Chúc” có ý chỉ chúc phúc tốt đẹp,
Theo ý nghĩa phong thủy, cây có tác dụng trừ tà, nhiều người còn cho rằng trước và sau nhà có trúc là đem lại tốt lành cho cả gia đình.
Theo ý nghĩa sinh học, cây có tác dụng loại bỏ khí độc, giúp thanh lọc không khí, điều hòa nhiệt độ tại không gian sống dễ chịu, thoáng mát, bớt oi bức trong những ngày nắng.
Cách chăm sóc cây Trúc Nhật
Đất: Tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng.
Nước: Tùy theo môi trường nơi trồng cây, nếu trồng trong bóng râm, mỗi tuần nên tưới cây 3 lần, nếu nơi nắng nóng tên tưới nước thường xuyên.
Nhiệt độ: Trung bình, mát mẻ.
Ánh sáng: Cây chịu bóng râm tốt, tuy nhiên nên cho cây tiếp xúc ánh sáng thường xuyên đảm bảo cây xanh tốt.
Độ ẩm: Độ ẩm vừa phải.
Dinh dưỡng: Một tháng/lần bạn cần bón phân vi sinh cho cây, chỉ nên bón cho cây khi cây ở bên ngoài, không bón cây trong phòng.