Ngũ Hành Được Áp Dụng Trong Phong Thủy Cây Xanh Như Nào?

Từ xa xưa, khi mà khoa học hiện đại chưa phát triển con người đã bằng linh cảm và trực giác, kết hợp với quan sát và chiêm nghiệm thực tế đã biết được tác dụng của phong thủy cây xanh đối với bản thân chúng ta. Chính vì vậy, việc lựa chọn loại cây cảnh nào và vị trí trồng cây hay bài trí như nào được tiến hành vô cùng cẩn thận theo đúng những quy luật của thuật phong thủy.

Ngũ hành & phong thủy cây xanh

Cây xanh trong phong thủy được chia ra Âm Dương và Ngũ hành. Dương tính là những cây cần nhiều ánh sáng. Khi trồng ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng chúng sẽ phát triển yếu ớt, khó ra hoa kết quả và dễ chết. Âm tính là những cây có thể sống khỏe mạnh khi đặt hoặc trồng trong nhà hay nơi có ánh sáng yếu kém.

Tóm lại, sự tương tác giữa con người và cây cảnh phong thủy trong không gian kiến trúc bị chi phối bởi thuộc tính ngũ hành của các loại cây. Việc phân loại phong thủy cây cảnh theo ngũ hành chủ yếu căn cứ vào màu sắc của nó.

Chúng ta nên hiểu qua cách nhận biết màu sắc theo ngũ hành như sau:

– Ngũ hành màu sắc: trong phong thủy có sự phân chia và quy tụ các màu sắc thành 5 ngũ hành, và giữa các màu sắc cũng có mối quan hệ tương sinh và tương khắc theo ngũ hành:

Phân chia màu sắc theo ngũ hành

Màu trắng – hành Kim

Màu xanh – hành Mộc

Màu đen – hành Thủy

Màu đỏ – hành Hỏa

Màu vàng – hành Thổ

Những màu sắc càng sáng thì độ “tính dương” càng cao, còn những màu sắc mà càng tối thì “tính âm” càng lớn. Tính “âm dương” thể hiện cụ thể theo chiều tăng giảm dưới đây:

Màu trắng ( -, + cân bằng)

Màu xanh (tính – nhẹ)

Màu vàng (tính + mạnh)

Màu đen ( tính – mạnh)

Màu đỏ ( tính + mạnh nhất)

1. Cây thuộc hành Hỏa

Bao gồm các cây có màu đỏ như:

Cây cảnh phong thủy nội thất: Chuối hoàng yến, Cây phú quý, Đế Vương Đỏ, Cây Huyết dụ, Cây đa búp đỏ, Cây Vạn lộc, Cây bao thanh thiên, cây bướm đêm, Cây hồng môn, Lan Quân Tử …

Cây cảnh phong thủy để bàn ứng với Hành Hỏa: Cây phú quý, cây hồng môn, cây bướm đêm, cây cẩm nhung lá đỏ, cây đa búp đỏ, cây bao thanh thiên, cây vạn lộc, Cây phong lá đỏ, cây đuôi công tím, Cây thẻ hồng bài, cây hoa anh Thảo, cây Kim Ngân, cây Kim Tiền, Cây Phát Lộc.

2. Cây thuộc hành Thổ

Bao gồm các giống cây có sắc vàng, có lợi cho tạng tỳ như:

Cây cảnh phong thủy nội thất: Lưỡi hổ viền vàng, Thiết mộc lan, Thiết mộc lan ghép (sọc vàng), trầu bà đế vương vàng, vạn niên thanh bò đốm vàng, Đại niên thanh, cau vàng…

Cây cảnh phong thủy để bàn ứng với Hành Thổ: Lưỡi hổ viền vàng, vạn niên thanh bò đốm vàng, đế vương vàng để bàn, Lan hồ điệp hoa vàng…

3. Cây thuộc hành Kim

Chủ yếu gồm có lá, hoa hay thân màu trắng như:

+ Cây cảnh phong thủy nội thất: Bạch mã hoàng tử, Lan bạch chỉ, Lan tuyết, Bạch Lan, Ngọc ngân, Ngân Hậu, cây đuôi công Bách thủy tiên, Lan ý, Kim Cửu ly hương,…có tác dụng điều hòa chức năng tạng phế.

+ Cây cảnh phong thủy để bàn thuộc hành Kim: Cây bạch mã hoàng tử, Lan bạch chỉ, ngọc ngân, ngân hậu, cây đuôi công sọc xanh trắng, lan ý để bàn, Lan hồ điệp hoa trắng

4. Cây thuộc hành Mộc

Gồm những loại cây có màu xanh lục, có chức năng điều hòa tạng can (gan) như:

Cây cảnh phong thủy nội thất: Đế vương xanh, vạn niên thanh bò (xanh), ngũ gia bì (lá xanh), Trúc nhật, Cây Kim Ngân*…

+ Cây cảnh phong thủy để bàn thuộc hành Mộc:

5. Cây thuộc hành Thủy

Phần lớn có màu xanh thẫm như: Phát Tài núi, Phát tài núi ngọn, cây đại lộc, Cây Kim Tiền*, Cau Phú quý, Trúc Mây, Trúc hawai, Vạn Niên thanh cột, Tùng, Bách, Hồ đào, lan bình rượu, Trúc Bách Hợp, Trầu bà tay phật…

+ Cây cảnh phong thủy để bàn thuộc hành Thủy: Si nhật bonsai, cây kim tiền, cau tiểu trâm,

“Nhưng ngoài ra cũng có nhiều loại cây phong thủy, mang ý nghĩa phong thủy mạnh mẽ hơn chúng có thể phù hợp hết với các mệnh của con người. Đặc biệt những cây như: Cây Kim Ngân (Giúp cân bằng hài hòa giữa các yếu tố phong thủy mang đến sức khỏe – Thịnh Vượng – Sự giàu có), Cây Kim Tiền ( Mang đến Tiền tài – Sự ổn định về tài chính), Cây Phát lộc (Sự may mắn – sức khỏe và sự thịnh vượng giúp thu hút dòng năng lượng tích cực vào ngôi nhà của bạn)…”

Dựa vào quan hệ tương sinh tương khắc của ngũ hành, người xưa còn đưa ra những quy định về vị trí trồng và bài trí phong thủy cây xanh trong nhà. Để cho đúng với phong thủy, thì mỗi loại cây nên trồng ở vị trí ngũ hành tương sinh. Ví dụ: cây thuộc hành Thủy nên trồng ở phía tây ngôi nhà ( tây thuộc hành Kim, Kim sinh Thủy), cây hành Hỏa thì trồng ở phí Đông (Đông hành Mộc, Mộc sinh Hỏa)

Trên cơ sở nhận thức về mối quan hệ tương sinh, tương khắc như trên, người xưa xử lý các mối quan hệ giữa mình với thế giới xung quanh sao cho có lợi nhất. Việc lựa chọn phong thủy cây xanh là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng ứng với cuộc sống hàng ngày.

0985191161