Nhưng Lưu Ý Khi Trồng Cây Ban Công Ở Ngoài Ban Công Căn Hộ, Công Ty

Khu vực ban công ở công ty hoặc ở nhà là khoảng không gian tuyệt vời để sáng tạo nên một góc xanh cực chất. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây khi trồng cây ở ngoài ban công.

Lưu ý chọn cây

Để đảm bảo bạn có một góc thiên nhiên nhỏ trên ban công vừa an toàn, vừa xinh xắn. Thì việc chọn cây trồng phù hợp rất quan trọng, bạn cần chú ý các vấn đề sau:

Không nên trồng cây có tán rộng, quá cao
Các loại cây DÁNG CAO, tán lá rộng sẽ che hết ánh nắng và gió vào trong nhà. Thêm vào đó, cây dáng cao & BẢN LÁ TO sẽ có nhiều loại côn trùng sinh sống dễ gây hại sức khỏe đến mọi người xung quanh. Trường hợp gió bão lớn sẽ khiến cây dễ đổ ngã vào nhà rất NGUY HIỂM.

Tốt nhất là chọn cây có kích thước nhỏ hoặc vừa
Khoảng trống của khu vực ban công thường nhỏ và hẹp, nên khi muốn decor cây xanh ở ban công nên chọn các loại cây có kích thước nhỏ hoặc vừa, đa dạng sắc màu. Nhìn chung sẽ mát mắt, thẩm mỹ hơn.

Ưu tiên chọn cây có khả năng chịu được nắng nóng
Ban công là nơi đón NẮNG rất nhiều. Đặc biệt là thời tiết ban công lạnh nóng thấy đã lắm luôn”. Nên tốc độ bốc hơi nước sẽ diễn ra rất nhanh, bạn nên chọn các loại cây chịu hạn tốt. Cây mà quá ưa ẩm sẽ không sống nổi.

Thời tiết giống như một cô gái, nắng mưa thất thường. Vậy nên, chúng ta cần chọn cây nào dễ thích nghi, dễ chăm sóc, sức sống khỏe mới phù hợp trên ban công nha!

Phối hợp đan xen nhiều loại cây trồng khác nhau
Nhằm tránh sự nhàm chán và tăng tính đa dạng, bạn có thể phối hợp trồng đan xen nhiều loại cây trồng khác nhau, từ cây trồng ăn quả đến cây cảnh. Mỗi giống cây cho ra loại hương, màu sắc đặc trưng giúp cho bạn cảm giác thoải mái, thư thái hơn.

2. Môi trường quyết định giống cây trồng phù hợp ở ngoài ban công

Mỗi loại cây sẽ có đặc tính riêng thích hợp với điều kiện môi trường sống khác nhau. Do đó, ngoài việc chọn cây giống khỏe mạnh thì đặc tính phải phù hợp với môi trường ban công đó. Cụ thể theo các hướng:

Ban công hướng Tây
Môi trường hướng này đón nắng từ giữa trưa đến tận chiều tàn, nên rất nóng nhiệt độ lại cao. Bạn cần chọn các loại cây ưa sáng, chịu nhiệt, chịu hạn tốt như xương rồng, hoa mười giờ, hướng dương, hoa giấy, dâm bụt, cây cau, cây tre cảnh,…

Trồng cây ở ngoài ban công hướng Đông
Đây là hướng sinh khí tốt, đón nắng sớm. Nắng sẽ chiếu đến giữa trưa, bạn nên chọn các loại cây thích ánh sáng, dễ lên màu như sen đá, kiểng lá, trúc mây, thiết mộc lan, hoa hồng,…

Ban công hướng Bắc và Nam
Được xem là hướng không đón nắng, khí hậu mát mẻ hơn các hướng còn lại. Chính vì thế, rất phù hợp trồng các loại cây ưa bóng râm như nhất diệp lan, kiểng lá, thường xuân,…

Ban công hướng Tây Bắc, Đông Nam,…
Các hướng nắng sẽ chếch hướng, nên chúng ta sẽ căn cứ vào vị trí nắng của từng góc mà đặt cây. Các dạng ban công kiểu này dễ trồng đa dạng các loại cây.

3. Đất trồng cho cây ở ngoài ban công

Về cơ bản mỗi loại cây trồng sẽ cần một loại giá thể thích hợp. Điển hình như sen đá khi trồng full nắng mưa trên ban công thì đất trồng phải thoát nước tốt, thoáng khí, có khả năng giữ ẩm. Các loại cây cảnh, kiểng lá thì cần giá thể giữ ẩm nhiều hơn, các loại rau thì cần đất đảm bảo dinh dưỡng nhiều, đất không chai dễ vón cục.

Đất trồng cho cây ở ban công

Bạn có thể tham khảo công thức trộn giá thể (Cái này quý lắm mới chia sẻ à nhang):

– Công thức giá thể Sen đá full nắng mưa

•Đá perlite (2) + đá pumice (1) + trấu hun (1) + (0.5) phân hữu cơ

– Công thức cho các dòng kiểng lá dễ chịu

•50% Cám dừa + 40% trấu tươi + 10% xơ dừa cục

Hoặc bạn có thể mua các loại đất trồng chuyên dụng có bán trên thị trường, nhưng các loại đất này chủ yếu phù hợp với điều kiện bóng râm. Vì thế, bạn cần cho thêm ĐÁ PERLITE hoặc TRẤU TƯƠI mới đảm bảo khả năng tơi xốp, thoát nước.

Ngoài các yếu tố bên trên, bạn có thể điều chỉnh giá thể đất trồng phù hợp theo hướng của ban công:

– Đối với cây trồng ở ngoài ban công có hướng Tây và Đông. Nhằm tránh nắng nóng khi rơi vào mùa hè, bạn cần phủ lên một chút cám dừa, xơ dừa, vỏ trấu hoặc đá vermiculite… giúp hạn chế việc bay hơi nước nhanh, đảm bảo độ ẩm vừa đủ.

– Trường hợp ban công hướng Bắc và Nam nắng không nhiều vì thế nước sẽ chậm bốc hơi hơn rất nhiều, vì thế cần làm đất trồng thoáng bề mặt để rễ không bị bí hơi vì quá nhiều nước.

4. Chọn chậu trồng cây ở ngoài ban công

Chậu trồng cây cũng là điều cần thiết. Chậu trên sân thượng cần đảm bảo thoát nước tốt như phải có lỗ vừa đủ. Chất liệu chống thấm, chống chịu nhiệt, bền đẹp theo thời gian.

5. Tưới nước cho cây khi trồng cây ở ngoài ban công

Tưới nước đúng lúc cho “mấy bé hoa”

Công việc tưới nước cây phải diễn ra “ĐÚNG NGÀY – ĐÚNG THỜI ĐIỂM”. Tức là phải tùy thuộc vào tình hình thực tế của điều kiện khí hậu. Không nhất thiết phải 1-2 lần tưới trong ngày. Bạn cần để ý, nếu hôm trước trời mưa thì độ ẩm, nước vẫn sẽ còn đọng lại trong đất nên khoan vội tưới. Hoặc 2 ngày trời đã không mưa và kiểm tra mặt đất xem đã khô ráo chưa? thì lúc này mới tưới cho cây.

Những lưu ý khi chăm sóc cây trong việc tưới nước:

+ Chỉ nên tưới cây vào sáng sớm hoặc chiều tối, không tưới lúc trời nắng mạnh sẽ làm cây bị SOCK nhiệt và chết.

+ Khi tưới hãy tưới đẫm cho chậu cây, thấy lỗ thoát nước dưới đáy chậu chảy ra thì dừng lại. Đối với xương rồng, sen đá không nên tưới lên lá hay ngọn cây vì nước sẽ còn đọng lại rất nguy hiểm cho sức khỏe của cây. Đối với các dòng kiểng lá, rau trồng sau khi tưới nước ở gốc rồi, bạn có thể dùng bình phun sương xịt lên lá và thân để giữ ẩm cho cây bình thường nhé.

+ Vào mùa mưa thì hạn chế lại việc tưới nước thay vào đó kiểm tra xem chậu cây có bị úng không, cần xới đất hoặc thay đất trồng mới dễ thoát nước hơn.

6. Bón phân
Mùa hạ thì nắng gắt, mùa thu thì mưa nhiều, cộng với việc tưới nước nhiều. Đất trồng sẽ dễ bị trôi đi, nghèo dinh dưỡng và các giá thể bị mục đi dễ vón cục làm bịt kín đáy chậu.

Do đó, công tác bón phân sẽ diễn ra sau giai đoạn trồng cây ở ngoài ban công được một khoảng thời gian (4-5 tháng). Giúp đảm bảo lượng dinh dưỡng cho cây, làm cho cây sinh trưởng mạnh và chống chịu được với nắng nóng. Đồng thời, cải tạo môi trường đất, cung cấp các vi sinh vật có lợi.

7. Phòng bệnh khi trồng cây ở ngoài ban công

Thông thường khi trồng trên cao, ban công hoặc sân thượng. Cây trồng sẽ ít bị nấm bệnh hơn do nhiệt độ cao, phơi nắng nhiều làm cho nấm không thể sinh sôi mạnh.

Tuy nhiên, vào mùa mưa khi độ ẩm tăng cao cây sẽ gặp các bệnh như hán thư, thối nhũn,… Bạn cần có biện pháp xử lý. Bằng cách “cách ly xã hội” cây bệnh, đem vào chỗ thoáng mát, cắt bỏ các phần lá, thân bị hư và đợi cây hồi phục dần.

Tuyệt đối KHÔNG DÙNG các chất hóa học ngay sau khi thấy cây bị bệnh, vì cây đang yếu, đang bị ẩm nhiều mà bạn còn xịt thêm nữa thì cây sẽ không chịu nổi. Đây là cách xử lý hoàn toàn tự nhiên.

Nếu cây bị quá nặng thì mới tìm biện pháp cao hơn, còn không thể cứu nổi thì đành thay cây mới.

Trên đây là những lưu ý cụ thể khi trồng cây ở ngoài ban công. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những hữu ích cho bạn, khi lựa chọn các loại cây xanh thích hợp cho ban công của công ty, ngôi nhà của mình. Và cách trồng & chăm sóc cây ở ngoài ban công hợp lý.

0985191161