Vạn Lộc là loài cây cảnh quen thuộc có tính ứng dụng cao trong trang trí nội thất. Tuy nhiên không đơn giản chỉ là cây cảnh trang trí, Vạn Lộc còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Cùng tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng, cách chăm sóc cây Vạn Lộc trong bài viết dưới đây của Nhà Mới Xanh nhé!

Đặc điểm, nguồn gốc của cây Vạn Lộc
Vạn Lộc hay còn được gọi là cây Thiên Phú, có tên khoa học là Aglaonema Rotundum Pink. Đây là loài cây thuộc họ Ráy, thực vật một lá mầm. Vạn Lộc có nguồn gốc từ Indonesia, sau đó được nhân giống và du nhập ở các nước Châu Á.
Cây Vạn Lộc được phân thành hai loại là Vạn Lộc đỏ và Vạn Lộc xanh. Là loài cây thân thảo với kích thước nhỏ, mọc thành bụi. Thân của cây không có sự phân cành và nhánh.

Tùy loại cây Vạn Lộc xanh hay Vạn Lộc đỏ, lá cây có màu sắc khác nhau. Với cây lá đỏ, khi còn non lá có màu hồng phấn. Sau quá trình trưởng thành, lá sẽ chuyển dần sang màu đỏ thẫm, đan xen sắc xanh tạo nên màu sắc độc đáo, lạ mắt. Với Vạn Lộc xanh có lá màu xanh nhạt, ở giữa là gân trắng, điểm xuyết màu trắng xen kẽ, hình dáng lá tương tự như Vạn Lộc đỏ.
Cây có hoa màu trắng, khoảng 3 tháng ra hoa 1 lần nếu được sống trong điều kiện môi trường tốt. Vạn Lộc là loài ưa bóng, thích hợp trồng ở những nơi râm mát, có ánh sáng vừa phải, chịu hạn kém. Vì vậy không nên trồng cây dưới ánh sáng trực tiếp từ mặt trời để tránh tình trạng héo lá, úa vàng.

Công dụng của cây Vạn Lộc
Cũng giống như các loại cây cảnh khác, Vạn Lộc có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống. Cùng tìm hiểu công dụng của cây Vạn Lộc nhé.
Vạn Lộc giúp trang trí không gian
Cây Vạn Lộc thường được trồng trong chậu nhỏ bằng sứ hoặc bình thủy tinh để trang trí phòng khách, phòng làm việc vừa mang tính thẩm mỹ vừa mang ý nghĩa phong thủy.
Ngoài ra, Vạn Lộc còn được sử dụng trồng trang trí công viên, bồn hoa, đường phố, nhà hàng, khách sạn,… Với vẻ đẹp bề ngoài thanh lịch và màu sắc tươi tắn, Vạn Lộc mang lại không gian tươi mát, gần gũi với thiên nhiên và gây được ấn tượng cho người nhìn.

Thanh lọc không khí, cân bằng độ ẩm
Vạn Lộc có khả năng thanh lọc không khí, tạo nên không gian sạch sẽ, thoáng mát. Loài cây này thường được trồng trong chậu sứ để bàn hoặc trồng thủy sinh để bàn giúp loại bỏ các chất độc hại có trong không khí như aldehyde formic, amoniac, benzen,… Đồng thời, cây giúp ngăn chặn các tia bức xạ gây ảnh hưởng đến sức khỏe từ các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính,…
Đặt chậu cây Vạn Lộc trên bàn làm việc sẽ giúp cải thiện tâm trạng, nâng cao hiệu suất làm việc và mang lại cảm giác thư thái, dịu mắt sau những giờ làm việc căng thẳng.

Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Lộc
Trong phong thủy, Vạn Lộc mang ý nghĩa may mắn và phúc lộc cho gia chủ, từ “Vạn” có nghĩa là một lượng lớn, từ “Lộc” có ý nghĩa là tiền bạc, may mắn. Đặc biệt, tương tự như loài cây Kim Tiền, Vạn Lộc rất ít khi ra hoa, khi cây này ra hoa là báo hiệu tài lộc đang tăng trưởng tới gia chủ và gia đình.
Vạn Lộc đỏ cũng là một lựa chọn ưu tiên cho những người mang mệnh Hỏa, đây được coi là bùa hộ mệnh mang lại những điều tốt lành và may mắn, thuận lợi trong công việc và xua đuổi những điềm xấu.
Cây Vạn Lộc tô điểm cho không gian trở nên quý phái, thanh lịch bởi sự kết hợp của màu sắc xanh và trắng, giúp xua đuổi những điều không lành tới gia đình.
Bên cạnh đó, người mệnh Thổ có tính cách bền bỉ và vững chãi, việc họ trưng cây Vạn Lộc trong nhà giúp đón nhận thêm nhiều may mắn và cơ hội tốt.
Người mệnh Thủy cũng phù hợp trồng cây Vạn Lộc, tuy nhiên trồng theo phương pháp thủy sinh sẽ giúp phát huy tối đa công năng phong thủy tốt cho họ.

Cách trồng cây Vạn Lộc tại nhà
Vạn Lộc là loài cây dễ trồng, do cây dễ thích nghi với các điều kiện môi trường sống. Chính vì vậy, cây thường được trồng bằng hai phương pháp là trồng trong chậu đất và trồng thủy sinh.
– Trồng cây trong chậu đất:
+ Chuẩn bị cây trồng: Tách một nhánh cây nhỏ từ cây mẹ không sâu bệnh, tán lá đều, rễ chắc khỏe. Loại bỏ đất bám vào thân cây, rửa sạch đất và để ráo nước.
+ Chuẩn bị chậu và đất trồng: Nên chọn chậu có chiều cao gấp đôi chiều dài của rễ, độ rộng của chậu bằng tán lá cây và có lỗ thoát nước. Đất trồng phải giàu dinh dưỡng, tơi xốp để đảm bảo thoáng khí bằng cách trộn hỗn hợp than bùn, trấu ủ hoai mục, mùn và cát theo tỷ lệ bằng nhau. Người trồng có thể mua đất đủ dinh dưỡng ở cửa hàng cây cảnh giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
+ Tiến hành trồng cây: Rải một lớp than mỏng ở dưới cùng, cho đất trồng vào ⅓ chậu, đưa cây trồng vào và lấp đất bên trên cách mặt chậu từ 2 – 3cm. Tưới nước đẫm cho cây và đặt ở nơi có ánh sáng và thoáng gió.

– Trồng cây thủy sinh: Trồng cây trong bình thủy tinh giúp người chăm tiện theo dõi quá trình ra rễ, phát triển của cây. Đây cũng là một thú vui tao nhã giúp người chăm sóc ngắm nhìn bộ rễ trắng muốt, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Nên sử dụng nước giếng thay vì dùng nước máy, hoặc nếu dùng nước máy cần để nước qua đêm hoặc sau một ngày giúp bay hơi nồng độ Clo có trong nước rồi mới tiến hành trồng cây vào bình. Cố định cho cây vươn thẳng sẽ đẹp hơn.

Cách chăm sóc cây Vạn Lộc
Vạn Lộc là loài cây ưa bóng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, cần chú ý những yếu tố sau để đảm bảo cây luôn được sống trong điều kiện môi trường tốt, dễ phát triển và tránh được sâu bệnh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng.
– Ánh sáng: Vạn Lộc ưa râm mát, nên trồng những nơi có ánh sáng vừa phải. Nếu cây trồng ngoài trời cần có phương pháp che chắn ánh nắng chiếu trực tiếp, tránh tình trạng cháy lá, cây dễ chết.
– Tưới nước: Vạn Lộc ưa nước nên người chăm cây cần đảm bảo được lượng nước trong đất hoặc bình thủy sinh luôn ổn định. Nếu cây trồng ngoài trời nên tưới 1 lần/ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn, tránh tưới cây vào buổi trưa nắng. Cây trồng trong nhà cần tưới từ 2 – 3 lần/tuần, đặt ngón tay vào đất để cảm nhận và đảm bảo độ ẩm của đất.
– Cắt tỉa lá cây: Cây Vạn Lộc thường gặp phải một số bệnh do vi khuẩn, nấm phấn trắng, thối rễ hay sâu bệnh tấn công. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra và bắt tỉa những phần lá cây bị bệnh để tránh lây lan sang vị trí khác. Khi cắt tỉa những tán lá rậm rạp giúp cây thông thoáng, phát triển tốt hơn.

Trên đây là những thông tin đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc của cây Vạn Lộc. Giúp bạn có kiến thức lựa chọn và bố trí cây giúp mang lại phong thủy tốt nhất.
Địa chỉ uy tín bán và cho thuê cây Vạn Lộc, giá phải chăng
Để được tư vấn thiết kế và bài trí cây Vạn Lộc hợp phong thủy với không gian của bạn. Hãy liên hệ với Nhà Mới Xanh để được tư vấn, trải nghiệm dịch vụ cho thuê cây Vạn Lộc giúp mang đến những giải pháp không gian xanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Với nền tảng là doanh nghiệp lâu năm trong ngành cung cấp, chăm sóc cây cảnh, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ cho thuê cây xanh chất lượng tốt nhất và giá thuê hấp dẫn nhất.
Khi khách hàng lựa chọn thuê cây tại Nhà Mới Xanh sẽ luôn được cam kết, đảm bảo những vấn đề cơ bản sau:
– Quy trình nhanh gọn, chuyên nghiệp
– Lựa chọn đa dạng mẫu cây phù hợp không gian
– Cây đảm bảo chất lượng và sinh trưởng tốt
– Miễn phí chăm sóc định kỳ hàng tuần
– Thay cây trường hợp cây xuống cấp
Để được trải nghiệm dịch vụ cho thuê cây xanh giá rẻ tại Hà Nội, vui lòng liên hệ đến Hotline: 0985191161 để được tư vấn nhanh nhất.