LƯỠI HỔ ĐỂ SÀN
Kích thước: 1m1 – 1m3
Giá thuê: 135.000
Giá bán: 500.000
Nhà Mới Xanh là đơn vị chuyên Bán/Cho thuê cây xanh văn phòng, nhà hàng, khách sạn, sự kiện,…
Liên hệ ngay để được tư vấn:
Cây lưỡi hổ thường được sử dụng làm cây cảnh trang trí và tạo điểm nhấn cho không gian nội – ngoại thất trở nên tươi độc đáo, trong lành hơn. Với mỗi kích cỡ của cây sẽ hợp với không gian khác nhau, thích hợp để bàn văn phòng làm việc, chậu cây để sàn trong các công ty, doanh nghiệp, quán cafe, nhà hàng,… bởi công dụng nổi bật của nó.
Lưỡi Hổ được biết đến là loài cây phong thủy, thể hiện cho sự may mắn, xua đuổi tà khí, cây có sức sống mãnh liệt biểu tượng cho sự bền bỉ, vững chắc, thu hút tài lộc. Vậy cây cảnh Lưỡi Hổ có đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng, chăm sóc như thế nào, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Nhà Mới Xanh nhé!
Nguồn gốc và đặc điểm của cây Lưỡi Hổ
Cây Lưỡi Hổ hay còn gọi là cây Lưỡi Cọp, Vĩ Hổ, tên khoa học được gọi là Sansevieria trifasciata, thuộc họ Măng tây, có chiều cao từ 50 đến 60cm. Lưỡi Hổ có nguồn gốc từ Châu Phi và được trồng rộng rãi trên toàn thế giới thuộc loại cây trang trí cảnh quan sân vườn, nội thất. Với khả năng chịu khô hạn, nắng nóng và sống trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng, Lưỡi Hổ được xem là một trong những loài cây dễ trồng và dễ chăm sóc.
Cây Lưỡi Hổ mọc thành bụi, có 5 – 6 lá mọc thẳng dạng giáo hẹp, lá dày, gốc thành bẹ ôm thân, mép lượn sóng và mọc thuôn dài nhọn ở đầu. Tuy nhiên, mặc dù đầu lá nhọn nhưng khá an toàn, không gây đứt tay khi chạm vào. Lưỡi Hổ có 2 màu xanh và vàng, tùy loài cây có cấu trúc màu lá khác nhau. Cây Lưỡi Hổ khi ra hoa nở thành từng cụm, mọc từ gốc lên và có quả hình tròn.
Nhiều người biết đến Lưỡi Hổ bởi công dụng điều hòa không khí, loại bỏ các khí độc có trong không gian như khói thuốc lá, khí oxit nitơ,… đồng thời tăng nồng độ oxy. Chính vì vậy, loài cây này thường được gia chủ đặt tại phòng ngủ, giúp cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng mệt mỏi, giảm đau đầu, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Phân loại cây Lưỡi Hổ
Lưỡi Hổ có tới 70 loài, mỗi loại có đặc điểm hình dáng khác nhau. Vậy cây Lưỡi Hổ có mấy loại và đặc điểm, nhận dạng hình dáng như thế nào? Thông thường, dựa vào hình dáng và màu sắc của lá cây Lưỡi Hổ để phân biệt, sau đây Nhà Mới Xanh giới thiệu một số loại cây thường gặp nhất.
Cây Lưỡi Hổ Cọp
Lưỡi Hổ Cọp là loài cây thường gặp nhất hay còn được gọi là Lưỡi Hổ Vàng. Đặc điểm của cây này có dáng cao, kích thước to hơn các loại Lưỡi Hổ khác, lá dài mọc thẳng đứng và bao quanh bởi viền vàng. Hoa của loại này màu trắng nhạt có đốm nâu, cánh hoa ghép lại thành ống dài.
Cây Lưỡi Hổ Vàng Đen
Hiện nay, Lưỡi Hổ Vàng Đen được sử dụng phổ biến làm cây văn phòng, cây cảnh nội thất. Đặc điểm nhận dạng là những chiếc lá cứng, màu xanh đen đậm và viền vàng, dáng cây ngắn, kích thước bề ngang to và màu sắc đậm nét hơn. Loại này thường được đặt trên bàn làm việc làm cây phong thủy thu hút tài lộc, thanh lọc không khí.
Cây Lưỡi Hổ Đen
Loại cây này có kích thước ngắn hơn các loại cây khác, hình dáng lá khá giống với Lưỡi Hổ Vàng Đen. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ Lưỡi Hổ Đen dáng lá dài hơn, màu xanh đen nhưng viền vàng không đậm và rõ nét bằng Lưỡi Hổ Vàng Đen.
Lưỡi Hổ Đen Robusta
Robusta khiến chúng ta liên tưởng đến hạt cà phê của đất nước Bỉ có vị thơm, ngon đặc trưng. Loài cây này có đặc điểm kích thước trung bình, màu xanh đen và đốm bạc xuất hiện trên lá đan xen nhau. Nhìn kỹ sẽ thấy lá có màu khá giống hạt cà phê Robusta, vì vậy mới có tên tương tự.
Cây Lưỡi Hổ Cylindrica
Cylindrica trong tiếng Anh có nghĩa là hình trụ, những chiếc lá của loài này có hình dáng giống như những cái trụ. Loài cây này ở nước ngoài được yêu thích nhất bởi thân hình tròn, từ đó mọc lên những chiếc lá giống như chiếc bút chì đang được cắm ngược nhìn khá thú vị.
Lưỡi Hổ Furuta Robusta
Lưỡi hổ Futura Robusta có kích thước nhỏ và gọn hơn, thích hợp làm cây cảnh để bàn. Đặc điểm của loại cây này có lá màu xanh bạc, điểm tô những đốm xanh đen. Không giống như lưỡi hổ cọp với màu xanh đậm và vàng thì loại cây này lại có sự kết hợp giữa màu xanh và bạc lạ mắt.
Lưỡi Hổ Furuta Superba
Với hình dáng khá giống Lưỡi Hổ Vàng Đen là lá màu xanh đen kết hợp viền màu vàng rõ nét. Tuy nhiên Lưỡi Hổ Furuta Superba lá có đan xen những viền vàng ngang. Loài cây này thích hợp trồng trong những chậu tròn cổ cao.
Cây Lưỡi Hổ Vàng Lửa
Đây là loài cây lưỡi hổ đặc biệt ngay trong chính cái tên, màu sắc lá của Lưỡi Hổ Vàng Lửa có màu vàng đồng sáng. Cây sẽ đổi màu khi trưởng thành, lá sẽ chuyển từ màu vàng đồng sáng sang màu xanh đen đậm.
Cây Lưỡi Hổ Whitney
Lưỡi Hổ Whitney là giống cây lưỡi hổ lùn có lá màu xanh đậm, bao bọc bởi màu xanh bạc và pha trộn sọc xanh nhạt trên lá. Nhìn qua chiếc lá như được chia làm 3 phần rõ rệt, lạ mắt.
Trên đây là một số loại cây Lưỡi Hổ, cho thấy dòng này khá đa dạng kiểu dáng và màu sắc. Tuy nhiên, những công dụng và đặc điểm hình dáng chung để nhận diện là giống nhau.
Ý nghĩa của cây Lưỡi Hổ
Làm đẹp không gian sống
Lưỡi Hổ có tính ứng dụng cao dùng trang trí nội thất văn phòng, phòng khách hay cây để bàn làm việc, giúp tăng giá trị thẩm mỹ mang lại không gian tươi mới, trong lành hơn. Hiện nay, Lưỡi Hổ cũng được sử dụng làm quà tặng cho đối tác, bạn bè, khách hàng,…
Tác dụng với sức khỏe
Một chậu lưỡi hổ đẹp đưa vào không gian sống của bạn sẽ mang lại bầu không khí trong lành, đẹp mắt và nơi thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Ngoài ra, Lưỡi Hổ là một trong những loài cây đầu tiên được biết đến với công dụng thanh lọc, điều hòa không khí. NASA đã đưa ra công bố Lưỡi Hổ là loài cây có công dụng thanh lọc không khí, hấp thụ chất ô nhiễm, khí độc có trong phòng, cải thiện không gian sống, tốt cho sức khỏe của con người. Một số độc tố trong không khí được lưỡi hổ hấp thụ như nitrogen oxide, benzen, formaldehyde,…
Cây lưỡi hổ còn được biết đến với công dụng làm giảm dị ứng ở da, thân cây mọng nước và có tác dụng tương tự nha đam có tính sát khuẩn và kháng viêm tốt. Nếu trường hợp da bạn bị bỏng rộp hay cháy nắng, dị ứng nổi mẩn ngứa, bạn có thể cắt lá và đắp lên vùng da bị tổn thương để sát khuẩn nhanh chóng, giúp giảm triệu chứng và hạn chế để lại vết thâm.
Cây Lưỡi Hổ cũng có tác dụng điều trị hen suyễn, viêm xoang. Nhiều người cho rằng việc hít thở khí đã được thanh lọc từ lưỡi hổ giúp giảm các triệu chứng của viêm xoang và sự co thắt phế quản của người bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, những thông tin này vẫn chưa được các nghiên cứu xác thực.
Ý nghĩa phong thủy của cây Lưỡi Hổ
Lưỡi Hổ là cây phong thủy có ý nghĩa quan trọng trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và những điều không may mắn, chống lại bùa ngải, đồng thời thu hút tài lộc cho gia chủ.
Tìm hiểu ý nghĩa phong thủy của cây Hạnh Phúc tại đây!
Việc hấp thụ chất ô nhiễm trong không khí giúp tạo ra không gian trong lành, là nơi thu hút sinh khí và tài lộc. Cây thường được đặt ở những vị trí mang ý nghĩa quan trọng như các góc tài lộc, cửa chính, khu vực nhận tiền.
– Tạo sinh khí, hóa giải sát khí: Theo quan niệm phong thủy, cây lưỡi hổ có khả năng tạo ra sinh khí và tài lộc, đồng thời hóa giải sát khí và mang lại sự cân bằng cho không gian sống. Chính vì vậy, cây thường được đặt tại vị trí như trước cửa nhà, phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc để hóa giải điềm xấu.
– Tăng năng lượng cho gia chủ: Lưỡi hổ có công dụng giúp tăng cường năng lượng cho gia chủ, mang lại sự bình an, tĩnh tâm, giúp giảm stress và căng thẳng trong cuộc sống.
– Với dáng cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí vươn lên của con người, dáng vẻ uy nghi từ thân cây đến ngọn biểu tượng cho sự uy quyền.
Cây lưỡi hổ hợp với mệnh gì?
Cây lưỡi hổ đa phần có màu xanh và vàng, đây là những gam màu hợp với mệnh Kim và Thổ. Vì vậy, loài cây này được xem là bùa hộ mệnh, tương sinh cho những người mang mệnh Kim và mệnh Thổ. Đây là yếu tố phong thủy bổ sung cho hai mệnh này trong cuộc sống, giúp phát huy được vận thế, sự nghiệp thành công, thuận lợi và hanh thông.
Từ hai mệnh Thổ và Kim sẽ biết được cây Lưỡi Hổ hợp với tuổi nào:
– Với những người mệnh Thổ hợp trồng cây Lưỡi Hổ như: Canh Tý (1960, 2020), Tân Sửu (1961, 2021), Mậu Thân ( 1968), Kỷ Dậu (1969, 2029), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1990), Tân Mùi (1991)
– Với những người mệnh Kim hợp trồng cây Lưỡi Hổ như: Ất Mùi (1955), Nhâm Dần (1962), Quý Mão (1963), Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971), Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985), Nhâm Thân (1992), Quý Dậu (1993).
Ngoài ra, cây Lưỡi Hổ hợp với người tuổi Ngọ, họ được biết đến là những người mạnh mẽ, kiên cường và đầy nhiệt huyết. Tuổi Ngọ hướng ngoại, xuất chúng và có khả năng lãnh đạo tốt. Về tài chính, họ biết cách kiếm tiền và giữ tiền. Tuy nhiên, người tuổi Ngọ hay nóng nảy và ham lợi lớn nên dễ dẫn đến làm ăn thua lỗ, công việc thất bại. Trông cây Lưỡi Hổ giúp xua đi những vận khí không tốt, đẩy lùi điềm xấu và mang lại may mắn, tài lộc. Một lưu ý nhỏ, với người tuổi Ngọ mang mệnh Hỏa không nên trồng cây thủy sinh, vì nước thuộc hành Thủy tương khắc với họ và kìm hãm tài lộc.
Cách trồng và chăm sóc cây Lưỡi Hổ
Cây Lưỡi Hổ thuộc top cây dễ trồng, tuy nhiên nếu nắm rõ một số kỹ thuật trồng và chăm sóc sẽ giúp cây luôn được xanh tươi và đẹp mắt.
Kinh nghiệm trồng cây Lưỡi Hổ
Tùy vào điều kiện môi trường, bạn có thể chọn cách trồng cây thủy sinh hoặc trồng cây trong chậu đất. Cách trồng cây thủy sinh sẽ đơn giản hơn trồng trong chậu đất có vẻ đơn giản hơn nhiều.
Cách trồng cây thủy sinh:
+ Chuẩn bị bình thủy tinh, giá đỡ và giống cây trồng. Trong đó, nên chọn giống cây trồng có những chiếc lá khỏe mạnh, không sâu bệnh. Sau đó, rửa sạch đất bám ở rễ, ngâm trong chậu nước từ 15-20 phút để rể trắng sạch, cắt bỏ những rễ đã già. Khâu chuẩn bị cây trồng thủy sinh sẽ cần kỹ lưỡng hơn bởi trồng cây trong bình thủy tinh sẽ quan sát được toàn bộ từ bộ rễ lên đến ngọn cây.
+ Đưa cây vào chậu, đổ nước vào ⅔ bình, nếu đổ nhiều hơn rễ cây có thể bị ngập úng và hỏng cây. Bạn nhỏ thêm vài giọt dinh dưỡng thủy canh để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây phát triển.
+ Để cây luôn được tươi xanh, bạn nên đặt cây nơi thoáng mát, nhiệt độ ổn định, ánh sáng vừa phải. Do cây trồng trong bình thủy sinh khá dễ quan sát, nên thay nước 1 tuần/lần hoặc khi có dấu hiệu vẩn đục. Khi thay nước, rửa sạch và cắt bỏ những rễ cây bị hỏng.
Cách trồng cây trong chậu đất:
Khác với trồng trong nước, trồng Lưỡi Hổ trong chậu cần chuẩn bị đất trồng và chậu cây đa dạng màu sắc, chất liệu hơn, quan trọng là kích thước cân đối.
+ Chuẩn bị đất trồng: Đất trồng cần đảm bảo độ thoáng khí, thoát nước tốt và khô thoáng. Ngoài ra, nên dùng thêm các loại đá và xỉ than giúp đất tơi xốp hơn.
+ Chuẩn bị cây trồng: Sau khi cắt lá để trồng, không nên trồng cây ngay mà để ở ngoài trong vòng 1 – 2 ngày rồi cắm lá nhẹ nhàng xuống chậu đã chuẩn bị và tưới nước sẵn.
+ Thời gian đầu mới trồng, nên dùng thêm thuốc kích rễ pha loãng với nước rồi tưới cây định kỳ 10 ngày/lần. Không nên tưới nhiều nước nhưng để ý thấy đất khô thì tưới thêm để đảm bảo đất luôn giữ được độ ẩm.
+ Nếu cây đặt trong không gian kín, ít ánh sáng, mỗi tuần bạn nên để chậu cây ra ngoài trời trong khoảng thời gian 6h-9h sáng từ 1-2 lần/tuần, giúp cây quang hợp và phát triển tốt.
Cách chăm sóc cây Lưỡi Hổ:
Tránh để cây Lưỡi Hổ trong điều kiện khí hậu lạnh hoặc ẩm ướt quá lâu, việc này dễ dẫn đến cây bị nhiễm nấm. Đồng thời, khi thấy lá cây bị khô héo nên cắt bỏ để không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
– Bón phân: Có 2 cách bón phân cho cây. Bạn có thể bón phân trực tiếp lên đất trồng, rải đều phân trên bề mặt đất trong chậu cách thân cây khoảng 5-10cm, lấp một lớp đất lên để phân bón không bị bốc hơi vào không khí. Ngoài ra, bạn có thể hòa lẫn phân vào nước tưới đều quanh gốc cây để rễ cây dễ dàng thẩm thấu chất dinh dưỡng.
– Cắt tỉa cây: Khi phát hiện những mầm mống sâu bệnh từ lá và rễ cây nên cắt bỏ kịp thời tránh lây lan bệnh sang những lá khác.
Một số bệnh thường gặp ở cây Lưỡi Hổ và cách xử lý
Tương tự một số loài cây cảnh nội thất như cây Kim Tiền, cây Hạnh Phúc, cây Kim Ngân,… thì Lưỡi Hổ cũng gặp phải một số bệnh như nấm đốm lá, nấm mốc trắng, bệnh thối rễ và bệnh rỉ sắt. Vậy những trường hợp này cần xử lý như thế nào?
Cây Lưỡi Hổ bị vàng lá
Vàng lá là vấn đề thường gặp của đa số cây cảnh, cây Lưỡi Hổ cũng vậy. Đặc biệt, với Lưỡi Hổ có màu xanh thì càng dễ nhận thấy tình trạng này của cây. Những dấu hiệu ban đầu của bệnh này là trồng được một thời gian lá cây không được xanh nữa mà chuyển sang màu vàng, tuy nhiên chỉ bị vàng một vùng nhất định, sau đó lan ra toàn lá.
Nguyên nhân của bệnh này là do cây thiếu ánh sáng để quang hợp, bình thường loại cây này cũng cần nhiều ánh sáng hơn để tổng hợp chất diệp lục, giúp cây xanh tốt. Để khắc phục tình trạng này, bạn chuyển cây sang vị trí khác nhiều ánh sáng tự nhiên hơn, cây sẽ tự hồi phục sức sống như lúc ban đầu.
Ngoài ra, cây ở vị trí có ánh nắng chiếu trực tiếp sẽ dẫn đến khô héo lá, cháy viền. Khắc phục tình trạng này bạn nên chuyển cây vào vị dịu mát hơn, đủ ánh sáng tự nhiên như gần cửa sổ, ban công ở hướng mát.
Cây Lưỡi Hổ bị héo rũ lá
Vẻ đẹp của cây Lưỡi Hổ nằm ở dáng lá vươn thẳng uy nghi mà vững chãi. Tuy nhiên, với tình trạng cây bị rũ lá sẽ khiến cây bị mất sức sống hơn rất nhiều. Tình trạng này khác với lá cây héo vàng, lá cây bị mềm và rũ xuống.
Nguyên nhân của vấn đề này là cây bị thiếu nước, Lưỡi Hổ cần ít nước chứ không phải là không cần nước để sinh trưởng. Cách khắc phục là tưới ngay nước vào bầu đất cho cây, trong quá trình chăm sóc cây không nên để đất bị khô quá lâu, cần đảm bảo độ ẩm của đất. Chỉ cần tuân thủ 1 tuần/lần tưới nước cho cây là được.
Cây Lưỡi Hổ bị thối rễ
Tình trạng thối rễ là bệnh nguy hiểm nhất với cây Lưỡi Hổ. Nếu cây bị thối rễ nghiêm trọng có nghĩa chúng bị phá hoại nặng nề từ bên trong. Dấu hiệu nhận biết cây bị thối rễ là đất vẫn ẩm, lá bị vàng và cây bốc mùi tanh thối nặng nề.
Cách khắc phục tình trạng này cũng phức tạp hơn, đầu tiên tách cây ra khỏi chậu, loại bỏ những phần cây bị hư hỏng từ rễ lên đến lá. Sau đó sử dụng thuốc diệt nấm ngâm rễ để loại bỏ mầm bệnh. Cuối cùng, trồng cây vào đất mới và theo dõi thêm.
Cây Lưỡi Hổ bị nhiễm khuẩn nấm
Trên cây Lưỡi Hổ xuất hiện các đốm lá màu trắng hoặc nâu, hình tròn, lâu dần vết đốm lan ra to hơn và làm cháy lá. Nguyên nhân của tình trạng này là nhiễm nấm Colletotrichum sp ký sinh. Thông thường, cây sống trong điều kiện môi trường ẩm sẽ gặp phải tình trạng này. Cách khắc phục là tìm vị trí có nhiệt độ ổn định, khô ráo để đặt cây.
Nên đặt cây Lưỡi Hổ ở vị trí nào trong nhà?
Lưỡi Hổ được nhiều người sử dụng làm cây cảnh ở mọi nơi bởi nó mang ý nghĩa phong thủy tốt. Vậy cây nên được đặt ở đâu trong nhà để phát huy hết công năng phong thủy?
Theo phong thủy, cây Lưỡi Hổ tượng trưng cho sự thịnh vượng. Chính vì vậy, cây thường được đặt ở phòng khách, phòng ngủ, bàn làm việc và ban công giúp cải thiện phong thủy trong nhà. Ngoài ra, cây Lưỡi Hổ còn được sử dụng làm cây trang trí các vị trí như phòng tắm, phòng bếp của nhà ở.
Hiện nay, cây Lưỡi Hổ được sử dụng làm cây cảnh trang trí khá phổ biến tại các nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, cơ quan,… khá đẹp mắt. Tùy vào vị trí đặt cây mà chọn kích cỡ chậu cây phù hợp, không nên đặt cây quá lớn hoặc quá bé để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, cần để ý đến các yếu tố môi trường đặt cây như ánh sáng, nhiệt độ để đảm bảo cây có thể sinh trưởng tốt. Cây càng xanh tốt càng phát huy khả năng và đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Hoa của cây Lưỡi Hổ
Không phải ai cũng có thể bắt gặp Lưỡi Hổ ra hoa bởi hiện tượng cây ra hoa khá hiếm gặp. Nếu để chăm sóc được cây Lưỡi Hổ trồng trong nhà và ra hoa phải mất đến 5 năm trong điều kiện sinh trưởng tốt.
Hoa Lưỡi Hổ mang vẻ đẹp thu hút và hương thơm mát. Hoa có màu trắng, trắng xanh và trắng vàng tùy thời điểm, cuống dài và mọc thành những cụm hoa nhỏ theo từng cành. Cánh hoa lưỡi hổ dài khoảng 3,5cm, gồm 6 cánh thuôn dài.
Hoa của Lưỡi Hổ không nở vào sáng sớm hay ban ngày mà vào khoảng giữa hoặc cuối buổi chiều, bắt đầu từ 4h chiều và duy trì được từ 5 đến 7 ngày. Khi hoa tàn, có thể sử dụng hạt cây bên trong hoa để nhân giống mới. Hương thơm của hoa Lưỡi Hổ sẽ tăng dần theo thời gian. Kỳ ra hoa của cây có thể liên tục từ tháng 9 đến tháng 2 hàng năm nếu được chăm sóc tốt.
Ý nghĩa của Lưỡi Hổ ra hoa
Như đã đề cập, cây Lưỡi Hổ không thường xuyên ra hoa và không dễ để chăm sóc cây ra hoa. Chính vì vậy, giống như cây Kim Tiền, khi Lưỡi Hổ ra hoa là dấu hiệu của mọi sự lành sắp đến. Thời điểm cây ra hoa sẽ mang đến sự thuận lợi trong công việc, sự nghiệp ổn định, gặp nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào, tài lộc, thịnh vượng đến với gia chủ. Vậy nếu bạn đang sở hữu cây Lưỡi Hổ, hãy chăm sóc chúng tốt để có thể ra hoa và mang lại cho bạn những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Cách nhân giống cây Lưỡi Hổ
Lưỡi Hổ là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc và cũng dễ nhân giống. Cây Lưỡi Hổ cũng có nhiều cách nhân giống khác nhau, tuy nhiên nhân giống bằng lá là đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất giúp bạn có nhiều cây con.
Cây Lưỡi Hổ không những có thể nhân giống được bằng lá mà còn khá dễ làm. Bạn cần chuẩn bị những lá cắt từ cây mẹ, chọn lá cây lưỡi hổ mẹ khỏe mạnh, xanh tươi và cắt sát phần gốc. Sau đó, cắt lá cây đã chọn thành nhiều đoạn có chiều dài 5-7cm theo hình chữ V ngược ở phần đáy.
Sau khi cắt xong, để những đoạn lá chuẩn bị giâm từ 2-3 ngày khô hết các vết cắt. Ngâm lá trong các lọ hoặc bình chứa nước sạch sao cho ngập nước hết phần hình chữ V. Đặt bình nước ở nơi có ánh sáng tự nhiên và thường xuyên thay nước một tuần 1-2 lần. Sau thời gian 3-5 tuần, lá sẽ bắt đầu mọc phần rễ ở hom lá, đợi rễ mọc được 3cm thì chúng ta đưa ra chậu đất giâm lên cây mới. Hoặc có thể đặt cây vào bình nước trồng thủy sinh thay vì trồng chậu đất.
Hướng dẫn cắt tỉa cho cây Lưỡi Hổ
Nhiều người băn khoăn có nên cắt tỉa cây Lưỡi Hổ hay không? Thực tế việc cắt tỉa cũng là một cách để thúc đẩy sự phát triển của cây trồng, giúp chúng sinh trưởng tốt hơn. Tuy nhiên, với cây Lưỡi Hổ lại khác, nếu cắt tỉa không đúng cách sẽ làm hạn chế sự sinh trưởng của cây. Bạn muốn cây duy trì ở một kích thước nhất định thì nên cắt tỉa một ít lá, lá cây mọc đầy chậu rồi thì nên tỉa vợi những lá già để cây thông thoáng và phát triển hơn.
Bên cạnh đó, nếu lá cây bị sâu bệnh, vàng lá nên loại bỏ và cắt tỉa phần hư hại để tránh lây sang những lá khác. Chỉ nên tỉa lá cây Lưỡi Hổ khi chúng thực sự cần thiết vì việc này không giúp cây phát triển tốt hơn mà ngược lại còn khiến cây sinh trưởng chậm đi. Vậy những lý do cần thiết cho việc cắt tỉa cây là khi:
– Cần duy trì kích thước cho cây Lưỡi Hổ
– Cắt bỏ những lá già, hư thối
– Cắt tỉa tạo dáng cho cây khi cây bị dày lá, thu hẹp không gian sinh trưởng của cây trong chậu.
Khi tiết hành cắt tỉa lá Lưỡi Hổ cần chú ý:
Nếu bạn muốn cắt tỉa cây cho gọn, hãy bắt đầu bằng những chiếc lá xung quanh rìa cây. Dùng dao hoặc kéo thật sắc cắt sát gốc lá, tay giữ chắc vào đầu lá, để dao hay kéo cắt song song với đất và cắt một đường duy nhất. Không để mép lá bị rách nhằm tránh nguy cơ xâm nhập bệnh vào phần đã cắt.
Việc cắt tỉa cần đảm bảo nhẹ nhàng và dứt khoát, không để lại vết lởm chởm trên lá. Tuy nhiên, không nên cắt quá nhiều sẽ khiến cây trông thưa thớt và mất thẩm mỹ.
Bạn muốn trang trí không gian của mình có không gian xanh tươi mát, tiền tài và vận lộc luôn mỉm cười với mình? Hãy bày trí những chậu cây Lưỡi Hổ trong không gian của bạn là lựa chọn tối ưu mà bạn không nên bỏ lỡ. Bài viết trên đây, Nhà Mới Xanh đã nêu lên những tác dụng của cây Lưỡi Hổ và ý nghĩa phong thủy của loài cây này. Còn chần chờ gì nữa mà không rinh về những chậu cây xinh xắn để sở hữu riêng.
Địa chỉ cung cấp và cho thuê cây Lưỡi Hổ uy tín, chuyên nghiệp tại Hà Nội
Để được tư vấn thiết kế và bài trí cây Lưỡi Hổ hợp phong thủy với không gian của bạn. Hãy liên hệ với Nhà Mới Xanh để được tư vấn, trải nghiệm dịch vụ cho thuê cây Lưỡi Hổ giúp mang đến những giải pháp không gian xanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Với nền tảng là doanh nghiệp lâu năm trong ngành cung cấp, chăm sóc cây cảnh, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ cho thuê cây xanh chất lượng tốt nhất và giá thuê hấp dẫn nhất.
Khi khách hàng lựa chọn thuê cây tại Nhà Mới Xanh sẽ luôn được cam kết, đảm bảo những vấn đề cơ bản sau:
– Quy trình nhanh gọn, chuyên nghiệp
– Lựa chọn đa dạng mẫu cây phù hợp không gian
– Cây đảm bảo chất lượng và sinh trưởng tốt
– Miễn phí chăm sóc định kỳ hàng tuần
– Thay cây trường hợp cây xuống cấp
Để được trải nghiệm dịch vụ cho thuê cây xanh giá rẻ tại Hà Nội, vui lòng liên hệ đến Hotline: 0985191161 để được tư vấn nhanh nhất.