Vạn niên thanh là cây cảnh nội thất có tuổi thọ cao và được nhiều người yêu thích bởi tính ứng dụng tốt trong trang trí không gian. Với vẻ ngoài độc đáo, sang trọng bởi những chiếc lá xen kẽ giữa màu xanh và trắng và các dáng cây khác nhau từ dáng vạn niên thanh leo cột, trồng chậu,… đem lại vẻ đẹp cuốn hút, đang dạng lựa chọn cho loài cây này.
Ngoài làm đẹp, vạn niên thanh còn có nhiều công dụng và ý nghĩa trong đời sống. Để hiểu rõ hơn về cây vạn niên thanh mang đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng, cách chăm sóc như thế nào, cùng Nhà Mới Xanh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm, nguồn gốc của cây vạn niên thanh
Vạn niên thanh là một trong những cây thân thảo, có tên khoa học là Rohdea japonica Rosh thuộc họ Ráy. Cây có nguồn gốc từ vùng Colombia và Brazil. Ngoài vạn niên thanh, cây còn được gọi với cái tên là vạn niên thanh hoa hoặc hoa vạn niên thanh.
Vạn niên thanh là cây thân thảo sống lâu năm, thân cây cao từ 30 – 40cm và dày khoảng 1 – 1,5cm.
Vạn niên thanh thường mọc thành cụm, rễ cây thuộc loại rễ chùm, ngắn và phình to ở dưới và phân thành nhiều đốt. Mỗi đốt mọc ra các rễ con tỏa ra nhánh giúp cây lấy được các dưỡng chất nằm sâu trong đất cho cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển.
Lá của vạn niên thanh có kích thước khá lớn, bề mặt lá có độ rộng từ 3,5 – 6cm màu xanh lục đậm ở viền lá, càng vào giữa màu càng nhạt dần, gân lá màu trắng tạo nên nét đặc trưng riêng.
Vạn niên thanh có hoa màu trắng thuần khiết và mọc thành những hoa đơn. Tuy nhiên, giống như cây Kim Tiền, rất hiếm để thấy được hoa của loài cây này, cây khó ra hoa được trong điều kiện trồng trong nhà.
Loài cây này có tới hơn 50 loại, tuy nhiên hiện nay vạn niên thanh lá đốm và vạn niên thanh bẹ được trồng và sử dụng trang trí rộng rãi. Ngoài ra còn có một số loại phổ biến như vạn niên thanh mép trắng, vạn niên thanh mép vàng hay một số biến thể lá to, lá nhỏ, thân lùn,… Vào những dịp Tết, vạn niên thanh lá đỏ khá lạ mắt được nhiều người sành cây yêu thích.
Công dụng của cây Vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh giúp trang trí không gian
Ngoài vẻ đẹp thanh lịch, vạn niên thanh còn thích nghi tốt với điều kiện môi trường bóng râm. Chính vì vậy, cây có tính ứng dụng cao trong trang trí nội thất. Cây thường được bố trí làm cây cảnh văn phòng, trang trí phòng họp, bàn làm việc, quầy lễ tân,… Tại gia đình thì cây làm đẹp cho không gian phòng khách, phòng bếp, góc làm việc, trồng viền trong khuôn viên tiểu cảnh,… tạo nên mỹ quan xanh giúp không gian thoáng đãng vừa mang thiên nhiên trở nên gần gũi.
Vạn niên thanh giúp thanh lọc không khí
Bên cạnh làm đẹp cảnh quan, không gian sống thì vạn niên thanh còn nổi bật bởi công dụng thanh lọc không khí, loại bỏ các chất độc hại như aldehyde formic, amoniac,… Đồng thời, cây giúp ngăn chặn hiệu quả các tia bức xạ phát ra từ thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, vạn niên thanh giúp cải thiện tâm trạng, tạo cảm giác thư thái và nâng hiệu suất làm việc.
Vạn niên thanh có tác dụng chữa bệnh
Một số nghiên cứu cho thấy vạn niên thanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu và chữa bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng điều trị bệnh nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y để được tư vấn và chỉ định liều lượng sử dụng hiệu quả.
Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn niên thanh
Cây Vạn niên thanh không chỉ là loại cây cảnh trang trí phổ biến mà còn mang nhiều giá trị phong thủy tuyệt vời. Việc sở hữu cây vạn niên thanh giúp thu hút nguồn năng lượng tích cực, mang lại tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Trong gia đình, vạn niên thanh giúp gắn kết tình cảm, ấm êm và hạnh phúc.
Vạn niên thanh cũng được sử dụng làm quà tặng trong các dịp lễ, Tết, mừng tân gia, khai trương,… thay cho lời chúc may mắn, sung túc tới gia chủ.
Vạn niên thanh hợp mệnh và tuổi gì?
Theo phong thủy, vạn niên thanh có màu xanh và trắng hợp với người mệnh Thủy và Kim. Đặc biệt, cây hợp cho người tuổi Thìn, với sức sống mãnh liệt của cây tượng trưng cho ý chí vươn lên.
Để phát huy tốt nhất công năng phong thủy, nên đặt cây ở hướng Đông Nam trong nhà và trên bàn làm việc giúp mang lại may mắn, đường công danh thuận lợi, mọi sự cát tường.
Cách trồng cây Vạn niên thanh
Cũng giống như những cây cảnh thân thảo khác, Vạn niên thanh được trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau, phổ biến là phương pháp giâm cành. Trồng cây bằng cách này giúp tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian nhân giống.
– Trồng cây trong chậu đất: Lựa chọn cành giống từ cây mẹ khỏe mạnh, cắt từ 3 – 4 nhánh có chứa đốt trên thân để cây ra rễ. Sau đó trồng cây vào chậu có kích thước vừa phải, có lỗ thoát nước. Cây vạn niên thanh không quá kén đất trồng, chỉ cần đảm bảo loại đất trồng thoáng khí, tơi xốp và có khả năng giữ ẩm tốt. Có thể sử dụng hỗn hợp phân chuồng hoai mục và xơ dừa. Sau khi trồng, từ 12 – 15 ngày cây sẽ bắt đầu ra rễ mới và cứng cáp. Đặt cây ở nơi có ánh sáng và thoáng gió.
– Trồng cây trong bình thủy sinh: Phương pháp này sẽ đơn giản hơn trồng cây trong đất rất nhiều. Với nhánh cây con cần được rửa sạch đất, để ráo nước. Trồng cây trong bình thủy tinh giúp người chăm tiện theo dõi quá trình ra rễ, phát triển của cây. Đây cũng là một thú vui tao nhã giúp người chăm cây ngắm nhìn bộ rễ trắng muốt, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Nên sử dụng nước giếng thay vì dùng nước máy, hoặc nếu dùng nước máy cần để nước qua đêm hoặc sau một ngày giúp bay hơi nồng độ Clo có trong nước rồi mới tiến hành trồng cây vào bình.
Cách chăm sóc cây Vạn niên thanh
Vạn niên thanh là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc, giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Để chăm sóc cây luôn sinh trưởng và phát triển tốt cần chú ý một vài yếu tố sau:
– Tưới nước: Là loài cây ưa ẩm nên người chăm cần xịt nước phun sương cho cây mỗi ngày giúp cây luôn xanh tốt. Tuy nhiên, chỉ nên tưới đảm bảo độ ẩm cho cây, không nên tưới quá nhiều gây ngập úng, thối rễ.
– Ánh sáng: Vạn niên thanh là cây ưa bóng, không nên đặt cây dưới ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp dễ gây cháy lá. Nếu trồng cây trong nhà cần đưa cây ra ngoài trời từ 1 – 2 lần mỗi tuần giúp lá cây quang hợp, xanh tốt.
– Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp trồng cây vạn niên thanh là từ 18 – 28 độ C. Nếu cây được trồng ngoài trời khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, cần có phương án che phủ cho cây.
– Bón phân: Thời điểm cây sinh trưởng mạnh nhất trong năm là từ tháng 6 – tháng 9, thời điểm này nên bón phân cho cây bằng bánh dầu.
– Tỉa lá: Người chăm nên tỉa bớt lá già, tạo điều kiện cây thông thoáng, khỏe mạnh và sinh lá non.
Trên đây là những thông tin đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc của cây Vạn niên thanh. Giúp bạn có kiến thức lựa chọn và bố trí cây giúp mang lại phong thủy tốt nhất.
Địa chỉ uy tín bán và cho thuê cây Vạn niên thanh, giá phải chăng
Để được tư vấn thiết kế và bài trí cây Vạn niên thanh hợp phong thủy với không gian của bạn. Hãy liên hệ với Nhà Mới Xanh để được tư vấn, trải nghiệm dịch vụ cho thuê cây Vạn niên thanh giúp mang đến những giải pháp không gian xanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Với nền tảng là doanh nghiệp lâu năm trong ngành cung cấp, chăm sóc cây cảnh, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ cho thuê cây xanh chất lượng tốt nhất và giá thuê hấp dẫn nhất.
Khi khách hàng lựa chọn thuê cây tại Nhà Mới Xanh sẽ luôn được cam kết, đảm bảo những vấn đề cơ bản sau:
– Quy trình nhanh gọn, chuyên nghiệp
– Lựa chọn đa dạng mẫu cây phù hợp không gian
– Cây đảm bảo chất lượng và sinh trưởng tốt
– Miễn phí chăm sóc định kỳ hàng tuần
– Thay cây trường hợp cây xuống cấp
Để được trải nghiệm dịch vụ cho thuê cây xanh giá rẻ tại Hà Nội, vui lòng liên hệ đến Hotline: 0985191161 để được tư vấn nhanh nhất.