Các loại Cây Trầu Bà – Ý nghĩa phong thủy và Cách chăm sóc

Cây trầu bà có rất nhiều loại với các kích thước và đặc điểm hình thái khác nhau. Vô cùng đa dạng về màu sắc, có nét đẹp riêng, và công dụng tuyệt vời. Hầu hết các loài đều thuộc thân cây thảo, rễ khí sinh, thân cây tròn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ các kiến thức về cây trầu bà, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc từng loại cây.

1. Cây trầu bà tay Phật

Cây trầu bà tay Phật có lá xẻ to đẹp, chịu bóng râm. Trong trang trí nội thất, cây được coi là loại cây rất lành cả về tác dụng thực tế và ý nghĩa phong thủy.

Lá cây có hương thơm rất đặc trưng của Trầu bà. Có tác dụng tương đối tốt ở trong những vùng không khí ít lưu thông, những nơi bị bí khí. Khóm cây xòe tròn đều, rất rộng, phù hợp với các nơi có vị trí trung tâm hoặc có diện tích lớn.

Trầu Bà có thể làm giảm mức ô nhiễm ozone trong môi trường làm việc nhỏ. Nó không chỉ có ý nghĩa về các mặt sức khỏe, mà còn mang lại giá trị về tinh thần vô giá.      

2. Trầu bà đế vương

Trầu bà là loại cây cảnh phong thủy thuộc hành mộc có ý nghĩa mang đến cho gia chủ may mắn, thành đạt và bình an. Cây Trầu Bà Đế Vương này rất hợp với những người tuổi Ngọ.

Cây cảnh để bàn này rất dễ sống và có tốc độ phát triển và sinh trưởng nhanh ở trong điều kiện bóng râm là loại cây ưa nước. Ngoài ra, cây cũng có khả năng hút được khí độc từ máy vi tính, loại bỏ chất gây ung thư ” formaldehydes “ và nhiều chất hóa học dễ bay hơi khác. Là một trong những loại cây thanh lọc không khí cực tốt, hiện nay cây trầu bà đế vương để bàn đã và đang trở thành xu thế được đông đảo dân văn phòng Việt ưa chuộng.

3. Trầu bà leo cột

Cây Trầu bà leo cột có chiều cao cột khoảng 1m đến 1,4m tính từ gốc đến đỉnh cột. Thân có những tua rễ bám khá chắc vào cột. Lá gần giống hình tim màu xanh mướt và bóng. Lá khá to có đường kính ngang khoảng 20cm và có chiều dài gần 30cm.

Cây Trầu bà leo cột là dòng cây ưa bóng và mát mẻ. Cây có thể sống hằng năm trong nhà mà không cần chút ánh sáng nào. Nhu cầu về nước và phân bón ở mức trung bình.

Cây có lá xanh mơn mởn quanh năm ngay cả khi vào những tháng lạnh giá hay oi bức nên cây là biểu tượng của sự cát tường, đem lại nhiều may mắn. Cây rất được ưa chuộng trong việc trang trí nội thất nhà cửa, nhà hàng, các công ty và trụ sở làm việc.

Ngoài ra cây Trầu bà leo cột có tác dụng loại bỏ những khi gây độc hại cho cơ thể con người.

4. Trầu bà thủy sinh

Cây trầu bà thủy sinh là một loại cây rất hay được trồng tại nhà. Bởi nó mang lại ý nghĩa may mắn, thành đạt và bình an cho mỗi thành viên trong gia đình.

Lá đơn, mọc cách, thuôn dài ở đỉnh, tim ở gốc, màu xanh bóng với các vạch màu trắng, vàng nằm rải rác trên phiến lá. Cụm hoa dạng mo, cuống ngắn.

Bạn không nên đặt cây sát nơi cửa kính bởi có ánh sáng mạnh làm cây khó phát triển. Hàng tuần, bạn nên mang cây ra ngoài trời để phơi nắng một lần với ánh sáng nhẹ trong khoảng 30 phút.

Cách chăm sóc cây trầu bà

1. Đối với các loại trầu bà sống trong môi trường đất

Đất: sử dụng đất tơi xốp và sạch bệnh để trồng cây. Dùng hỗn hợp đất thịt cộng tro trấu hoặc đất thịt và mùn dừa đều được.

Trồng cây: lót một lớp xỉ than dưới đáy chậu, phủ đất lên ướm chừng sao cho khi đặt cây vào thì gốc cây cách miệng chậu một đoạn. Sau khi đặt cây vào chậu cân chỉnh cho cây đứng thẳng và ở vị trí chính giữa chậu thì phủ đất xung quanh và nén nhẹ. Sau khi trồng tưới nước cho cây.

Tưới nước: tưới nước cho cây khi thấy đất trên bề mặt cây bị khô, chu kỳ khoảng 2 đến 3 ngày/lần.

Bón phân: 1 tháng bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây một lần bằng các loại phân bón lá với nồng độ loãng.Bệnh phấn trắng hay còn gọi là bệnh rệp sáp trắng: nếu số lượng ít thì có thể dùng cồn bôi là sạch nhưng nếu với số lượng nhiều nên di chuyển cây ra ngoài phun thuốc để nắng vài giờ rồi đem vào.

Bệnh thối lá: nước đọng ở lá và búp non cũng rất dễ khiến cho lá bị thối nên cần chú ý điều này khi tưới cây.

2. Trầu bà thủy sinh – Sống trong môi trường nước

Cây trầu bà thủy canh thuộc loại cây cực kỳ dễ chăm sóc, loại cây này không có đòi hỏi gì cao về ánh sáng, nước hay môi trường. Bởi vậy, bạn chỉ cần chú ý tới các yếu tố chính dưới đây là đã cho thể giữ cho cây trầu bà của mình luôn xanh tốt.

– Ánh sáng: Thuộc loại cây ưa bóng râm, thích ánh nắng nhẹ buổi sáng và buổi chiều muộn, hoặc chỉ cần ánh sáng điện huỳnh quang là cây cũng có thể phát triển được. Tuy nhiên, bạn nên để cây quang hợp 2 tiếng mỗi ngày để lá cây xanh và bóng đẹp hơn. Chú ý rằng nếu bạn để ngoài trời nên dùng lưới che đi 70% ánh nắng, không lá cây sẽ bị cháy nắng.

– Nước: Đối với Cây Trầu Bà thủy canh thì khi nào cạn nước bạn đổ thêm nước vào là được, nên để nước trong nếu đục thì nên thay toàn bộ nước và loại bỏ rễ bị hư, nếu rễ mọc nhiều thì bạn có thể tỉa bớt hoặc chuyển sang bình lớn hơn. Lưu ý chỉ nên đổ ngập 1/3 rễ để tránh hiện tượng úng.
Nếu chu đáo hơn bạn có thể thay nước cho cây 1 lần / tuần để đảm bảo cây luôn hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Nhiệt độ: Cây sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 15–30°C. Cây không chịu được lạnh nên khi trời lạnh cần đảm bảo nhiệt độ trên 8°C.

– Phân bón: Cây trầu bà thủy canh để bàn không cần nhiều dinh dưỡng nên không cần sử dụng nhiều phân bón. Thỉnh thoảng có thể hòa tan một số loại phân bón lá rồi tưới cho cây hoặc đơn giản nhất là nhỏ vài giọt dung dịch thủy sinh.

Bạn cần lưu ý: Cây trầu bà thủy canh để bàn ít sâu hại, nhưng thỉnh thoảng cũng có mắc một số bệnh phổ biến như: ve, rệp, thối rễ. Khi đó, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo về thực vật thông thường. Để góp phần hạn chế sâu bệnh, nên thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, thay nước.

0985191161