Cây phát tài núi là một trong những loại cây rất phổ biến vì được trưng bày khá nhiều. Vậy, cây phát tài trồng như thế nào? Chăm sóc cây có dễ hay không? Và phát tài núi có tác dụng gì nổi bật? Nếu bạn đang cần tìm hiểu, hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây nhé!
Cây phát tài núi có nguồn gốc từ đâu?
Phát tài núi còn có một số tên gọi khác như cây huyết rồng, phất dụ rồng hoặc cây đại lộc… Loại cây này có tên khoa học là Dracanea Draco L, thuộc họ Dracenaceae. Cây có nguồn gốc từ một số khu vực núi cao ở châu Á như Việt Nam, hoặc ở Trung Quốc.
Cây phát tài thích sống ở những khu vực có khí hậu mát mẻ và có nhiều ánh nắng tự nhiên. Cây được trồng ở ngoài hoặc trồng trong chậu để trưng bày trong nhiều không gian khác nhau. Khi trồng trong chậu, chiều cao và tốc độ phát triển của cây sẽ bị hạn chế hơn.
Một số đặc điểm nổi bật nhất của cây
– Phát tài núi là cây thân gỗ
Chiều cao trung bình của cây thường từ 2m đến 3m nếu trồng ngoài đất, thậm chí có cây cao đến 4m, 5m. Nếu trồng cây trong các chậu lớn thì chiều cao sẽ bị hạn chế hơn, chỉ cao đến khoảng 1m5. Thân cây thường mọc thẳng đứng và có rất nhiều rễ phụ, các cành cây được phân ra từ gốc.
– Cây phát tài núi có lá cây thuôn dài
Lá cây có chiều rộng từ 5cm – 8cm, chiều dài từ 15cm – 20cm, kích thước lá khá lớn. Lá có màu xanh lục đậm với hình ngọn giáo thuôn được uốn cong lại trông khá mềm mại và uyển chuyển. Lá cây thường tập trung nhiều ở ngọn cây và phía gốc cây có bẹ ôm vào thân.
– Cây phát tài núi có hoa màu vàng nhạt
Phát tài núi cũng ra hoa. Hoa thường nở thành những cụm hoa nhỏ và màu vàng nhạt khá đẹp. Những cụm hoa sẽ nối liền với nhau thành những chùm rũ xuống. Sau khi hoa tàn, cây sẽ tạo ra quả hình cầu có màu vàng cam vô cùng độc đáo.
Cây phát tài núi và 3 tác dụng nổi bật nhất
1. Cây phát tài núi có tác dụng trang trí
Do cây có thân gỗ nhưng lá thuôn dài uyển chuyển nên cây được sử dụng làm chậu cảnh trang trí rất nhiều. Bạn có thể sử dụng những chậu phát tài để tạo điểm nhấn cho nhiều kiểu không gian khác nhau. Các chậu cây được đặt nhiều ở trong nhà, các quán café, văn phòng…
Bạn có thể trồng cây trong các loại chậu có hoa văn khác nhau để trang trí nhà cửa. Hoặc bạn có thể sử dụng cây phát tài vào các không gian tiểu cảnh sân vườn. Ngoài ra, cây phát tài còn được sử dụng để làm quà tặng nhà mới, khai trường…
2. Cây phát tài có công dụng lọc không khí rất tốt
Việc sử dụng cây xanh trong không gian sinh hoạt khá tốt nhằm tạo ra môi trường sống xanh. Cây sẽ giúp loại bỏ bớt lượng khí CO2, giảm các khí bụi hoặc chất độc hại… Do đó, trồng cây vừa có tác dụng trang trí tạo điểm nhấn vừa có tác dụng tốt cho sức khỏe mọi người.
Cây phát tài núi có công dụng điều hòa, thanh lọc không khí giúp không khí trong lành, dễ chịu hơn. Đặc biệt, nếu bạn trồng cây ngoài đất thì cây còn tạo ra bóng mát cho không gian xung quanh vì chiều cao của nó. Trồng cây sẽ giúp bạn có được môi trường sinh hoạt và làm việc thư giãn, thoải mái nhất.
3. Cây phát tài núi rất có ý nghĩa về mặt phong thủy
Trong phong thủy, cây phát tài núi hợp mệnh gì? Phát tài thuộc hành Mộc nên sẽ rất hợp với những người có mệnh Mộc, Thủy, Hỏa. Mỗi mệnh khác nhau sẽ có những ý nghĩa phong thủy khác nhau khi trồng cây này.
Nếu mệnh Mộc thì sẽ giúp gia chủ có được nguồn năng lượng tích cực về các mối quan hệ xung quanh. Với người mệnh Hỏa thì sẽ giúp gia chủ có được sức khỏe dồi dào và sự bình an. Với người mệnh Thủy thì sẽ giúp gia chủ có được tiền tài, danh vọng và sự nghiệp.
Ngoài ra, loại cây này trong phong thủy mang đến rất nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. “Phát Tài” còn mang ý nghĩa của sự giàu có, tiền tài như cái tên của nó. Nếu mang cây làm quà tặng là bạn đã mang đến những lời chúc tốt đẹp nhất đến cho người nhận.
Cây phát tài núi được trồng và chăm sóc như thế nào?
Việc trồng cây rất đơn giản. Bạn chỉ cần chọn cây có giống tốt, không bị sâu bệnh và nên chọn thân cây to. Bạn nên chọn những thân cây có khoảng thời gian trồng từ 3 tuổi trở lên.
Đất trồng cây nên trộn đất thịt cùng với hỗn hợp xơ dừa, phân hữu cơ, tro trấu… Cây thường thích các loại đất trồng chưa nhiều dinh dưỡng, thông thoáng và dễ thoát nước. Sau khi chuẩn bị đất, bạn hãy giâm cành xuống và chăm sóc cẩn thận trong khoảng 2 tuần. Sau khi cành ra rễ thì bạn có thể chuyển cành vào chậu hoặc đất để chăm sóc tiếp.
Đặc điểm ưa sáng nhưng bạn không nên trồng cây dưới ánh nắng trực tiếp. Vì như thế sẽ khiến cây dễ bị héo khô, và lá dễ bị cháy. Nếu trồng cây ở những nơi râm mát thì bạn cần phải cho cây tắm nắng khoảng 1 đến 2 lần/tuần. Thích hợp nhất là nên trồng hoặc đặt chậu cây ở những nơi có ánh nắng vừa đủ.
Cây có tính chịu nước cao nên bạn không được tưới quá nhiều nước cho cây. Nếu cây có quá nhiều nước sẽ khiến cho rễ dễ bị thối và dễ bị úng lá. Nếu trồng cây trong chậu thì chỉ cần tưới 3 ngày 1 lần. Nếu trồng ngoài đất thì tần suất tưới nước nên ít hơn.
Trong quá trình trồng, bạn cần phải bổ sung thêm phân bón cho cây. Bạn có thể sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân NPK… để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Đồng thời, thường xuyên cắt tỉa lá héo, úa để giúp cây tránh được tình trạng bệnh, vi khuẩn.
Việc cắt tỉa lá còn giúp cho cây đảm bảo được dưỡng chất nuôi các bộ phận khác. Bên cạnh đó, nếu bạn trồng cây lấy lá thì nên chặt bớt thân cây. Còn nếu bạn muốn thân cây thẳng thì nên tỉa các lá hư, úa để cây phát triển cao hơn.