Xung đột nảy sinh trong công việc là điều chẳng thể tránh khỏi trong môi trường doanh nghiệp. Những con người khác nhau với những mục đích và nhu cầu hoàn toàn khác nhau luôn dễ dẫn đến xung đột. Kết quả của xung đột có thể dẫn đến bất mãn lẫn nhau. Nhà lãnh đạo giỏi cần có phương pháp giải quyết xung đột mang tính đột phá cho doanh nghiệp của bạn.
Giải quyết xung đột là gì?
Là khả năng đàm phán trong các tình huống khó khăn, đạt được mong muốn mà không gây tổn hại đến quan hệ.
. Nhanh chóng nắm bắt được quan điểm của người khác
. Giải quyết mâu thuẫn một cách khôn ngoan, đưa ra giải pháp đảm bảo các bên đều hiểu và chấp nhận được.
Những nguyên nhân gây ra xung đột trong công việc
Những xung đột bắt nguồn từ sự kiểm soát tâm lý và cảm xúc của mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Mâu thuẫn thường xuất phát từ những mong muốn không đồng nhất và có phần trái ngược giữa nhân viên với tổ chức. Nhân viên luôn mong rằng họ có thu nhập cao, thời gian làm việc linh hoạt, đồng thời được phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp. Doanh nghiệp thì luôn mong muốn kết quả công việc cao, thời gian làm việc của nhân viên kéo dài, nhưng chi phí thấp nhất.
Bên cạnh đó kì vọng của nhân viên và doanh nghiệp nếu không gặp nhau cũng rất dễ nảy sinh những xung đột. Với những nhân sự mới, doanh nghiệp luôn kỳ vọng họ sẽ cống hiến, gắn bó với tổ chức và thể hiện được tính hiệu quả làm việc. Ngược lại người nhân viên luôn kỳ vọng được làm việc trong môi trường tốt, với những đãi ngộ cao nhất.
Những xung đột thường không nảy sinh ngay mà phải trải qua thời gian, trong quá trình thực hiện công việc và những kỳ vọng mà hai bên không được đáp ứng. Có hai trường hợp nảy sinh xung đột phổ biến như sau:
Một là, không thể hiện được kỳ vọng của bản thân: Nhân viên luôn có những kỳ vọng và mong muốn nào đó nhưng không thể hiện được hoặc không dám chia sẻ làm cho những kỳ vọng và mong muốn không được đáp ứng, dẫn đến sự bất mãn, ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và doanh nghiệp.
Hai là, kỳ vọng của nhân viên không trở thành kỳ vọng của bộ phận hay tổ chức: Nhân viên có những kỳ vọng riêng và nghĩ rằng đó cũng là kỳ vọng của bộ phận hay doanh nghiệp. Nhưng thực tế, qua quá trình hoạt động, họ nhận ra kỳ vọng của doanh nghiệp không giống hoặc ngược lại với kỳ vọng của mình, dẫn đến sự thất vọng của nhân viên. Sự lầm tưởng của nhân viên sẽ nảy sinh những xung đột, mất động lực làm việc hoặc thiếu cam kết trong công việc với doanh nghiệp.
Vai trò trong giải quyết xung đột của các nhà lãnh đạo tài ba
Để giải quyết thành công xung đột nảy sinh trong doanh nghiệp là điều không hề đơn giản, nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải nhận biết một cách chính xác nguồn gốc nảy sinh xung đột và đưa ra hướng giải quyết hợp lý. Giải quyết không tốt xung đột sẽ gây nên sự căng thẳng, chán nản và giảm hiệu quả trong tổ chức. Nhân viên trong tổ chức thiếu sự gắn kết, hỗ trợ nhau. Các tổ chức, phòng ban thiếu sự phối hợp, tạo nên môi trường làm việc thiếu sức sống trong tổ chức.
Cùng chia sẻ với doanh nghiệp những khó khăn này, hằng tháng MBA Andrews luôn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, talkshow với các khách mời là các diễn giả, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu tham dự chia sẻ bí quyết, nghệ thuật lãnh đạo và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Với triết lý chia sẻ kiến thức theo hướng khai phóng, MBA Andrews luôn mong muốn có thể đồng hành cùng các nhà quản lý giải được bài toán đau đầu về xung đột trong tổ chức, tìm được hướng đi tích cực trong việc chuyển hóa năng lượng, gần gũi và đồng cảm hơn với nhân viên.
Giải quyết tốt xung đột sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhân viên hòa đồng, nâng cao tinh thần làm việc nhóm, thúc đẩy tính sáng tạo. Tạo môi trường làm việc thân thiện, chia sẻ và nâng cao sức mạnh doanh nghiệp.
Cách thức giải quyết xung đột khi xảy ra mâu thuẫn
Khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột thì các nhà lãnh đạo có thể áp dụng nhiều cách thức khác nhau để xử lý tình huống, tùy từng trường hợp sẽ có các cách thức giải quyết khác nhau:
Thứ nhất, phương thức ép buộc: Hướng giải quyết này tập trung thỏa mãn những quan tâm của nhà quản lý, thường mang tính cứng rắn và gay gắt với nhân viên. Phương thức này phát huy hiệu quả trong trường hợp vì mục tiêu tổ chức mà phải hy sinh quyền lợi của cá nhân.
Thứ hai, phương pháp lảng tránh: Phương pháp này áp dụng khi nhà lãnh đạo muốn bỏ qua hoặc rút lui khi nhận thấy xung đột. Cách này mềm mỏng và thụ động. Lảng tránh được áp dụng khi vấn đề không quan trọng, hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại hoặc nhân viên có thể tự giải quyết với nhau tốt hơn.
Thứ ba, phương thức đàm phán: Nhà quản lý sử dụng phương thức này khi hai bên nhận thấy việc giảm bớt các kỳ vọng sẽ tạo ra thành công cho cả hai bên. Phương thức này mềm dẻo, thỏa hiệp và đôi bên cùng có lợi và thường được áp dụng khi thỏa thuận lương bổng, hợp đồng mua bán,…
Thứ tư, phương thức nhượng bộ: Phương thức này được áp dụng khi nhà quản lý sẵn sàng hy sinh một số quyền lợi, chấp nhận nhượng bộ nhân viên hoặc ưu tiên hàng đầu việc giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên với doanh nghiệp. Phương thức này mềm mỏng và thụ động nhưng hiệu quả khi cần động viên hoặc hỗ trợ nhân viên.
Thứ năm, phương thức hợp tác: Phương thức hợp tác được áp dụng khi hai bên hợp tác để thỏa mãn tối đa nhu cầu của các bên. Phương thức này chủ động đưa ra các khía cạnh và lựa chọn để không gây tổn hại đến mối quan hệ của các bên. Ngoài ra, phương thức này còn đem lại sự hài lòng cho các bên, mọi người đều cảm thấy mình là người chiến thắng.